bg img1

Phương pháp phòng mối

Thứ ba, 10/12/2024 13:25

Sử dụng các trạm nhựa nhử mối chôn trong nền IG (in ground) (lưu ý: đối với nền bê tông: sử dụng khoan rút lõi hết chiều dày lớp bê tông cho đến khi tiếp xúc mặt đất nền).

Nguyên tắc phòng, xử lý mối:

  1. Công trình đã bị nhiễm mối và đã được xử lý hoàn toàn bằng bả mối (cartridge bả bistrifluron) của trạm trên tường AG (above ground). Muốn phòng mối tấn công vào công trình từ bên ngoài.
  2. Công trình chưa bị nhiễm mối nhưng mốt số công trình kế bên, lân cận bị mối gây hại. Do đó muốn phòng mối cho công trình của mình.
Tiến hành chôn các trạm IG và đặt gỗ trong trạm nhằm kiểm tra hoạt động của mối tấn công vào công trình. Khi có dấu hiệu hoạt động của mối ăn gỗ trong trạm, tiến hành đặt các bả (Xterm cartridge – 1% bistrifluron) để xử lý mối.

Quy trình:

  1. Khảo sát hiện trạng mối gây hại, thành phần loài gây hại. Trong phương pháp sử dụng bả, việc xác định loài gây hại là bước quan trọng để có thể ứng dụng phương pháp phù hợp nhất.
  2. Tính toán số lượng trạm IGs dựa trên chu vi của công trình: trạm nhựa IG được chôn với khoảng cách mỗi 3 m dài cho 1 trạm, bao quanh công trình, cách tường từ 30-50cm. Tiến hành đo chu vi của công trình cần chôn trạm và đánh dấu các vị trí chôn trạm. Lưu ý cần thực hiện đúng khoảng cách đặt giữa các trạm, để có được xác suất mối vào các trạm là cao nhất.
  3. Cách thức chôn trạm:
  • Sử dụng các dụng cụ khoan bằng tay (auger) hoặc các máy khoan rút lõi bê tông (trong xây dựng) để khoan tạo lỗ chôn với kích thước phù hợp với các trạm IGs tại các vị trí đã được đánh dấu.
  • Tiến hành khoan từ mặt đất vào trong nền với độ sâu lớn hơn 23 cm (chiều dài thân trạm)
  • Tiến hành đặt các trạm IGs vào lỗ khoan sao cho phần thân trạm nằm hoàn toàn trong đất và vành nắp trạm được cố định trên mặt đất (tham khảo hình vẽ).
  • Đặt gỗ vào bên trong trạm, đóng nắp kín và ký hiệu trạm cho mục đích theo dõi.
  1. Lần kiểm tra hoạt động của mối trong trạm IGs đầu tiên được tiến hành trong vòng 4 tuần đầu sau khi chôn trạm. Sau đó tiến hành kiểm tra định kỳ với mỗi 8-10 tuần.
  2. Khi có dấu hiệu của mối tấn công vào công trình, tiến hành đặt bả mối Xterm (cartridges bả) để xử lý mối. Sau khi mối đã được xử lý hoàn toàn, tiến hành theo dõi định kỳ từ 8-10 tuần (tương tự bước 4 – kiểm tra, theo dõi).
Những tin khác
Giải pháp cho các loại côn trùng khác

Giải pháp kiểm soát côn trùng bay (flying) và bò (crawling): muỗi, ruồi, kiến, gián, bọ chét Phương pháp sử dụng hóa chất phun không gian, tồn lưu bề mặt

Giải pháp xử lý mối cho công trình

Bả mối XtermTM chứa hoạt chất điều hòa sinh trưởng IGR-inhibitor growth regulation (ức chế quá trình lột xác côn trùng) có hiệu quả cao xử lý nhóm mối này. Dưới đây là một số đặc điểm mô tả nhóm mối Coptotermes (mối lính có đầu màu vàng, thân trắng, tiết dịch trắng khi chạm vào). Mối thợ thân màu trắng.

Phương pháp phòng mối

Sử dụng các trạm nhựa nhử mối chôn trong nền IG (in ground) (lưu ý: đối với nền bê tông: sử dụng khoan rút lõi hết chiều dày lớp bê tông cho đến khi tiếp xúc mặt đất nền).

facebook icon
 
youtube icon
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây